Nếu bạn đang tìm cách để trở thành một phần của Blockchain, hãy nghiên cứu các lĩnh vực khoa học máy tính nền tảng đã sinh ra công nghệ này, bao gồm Cryptography (tạm dịch: Mã hóa), Distributed computing (tạm dịch: Điện toán phân tán) và Mechanism design (tạm dịch: Thiết kế cơ chế).
Đây đều là những mảnh ghép then chốt trong công nghệ blockchain. Trước khi blockhain ra đời, chúng đã tồn tại và được nghiên cứu độc lập trong nhiều thập kỷ, bất chấp sự xuất hiện của các xu hướng mới.
Crytography bảo vệ dữ liệu; Distributed computing kết nối mạng lưới phân phối; còn Mechanism design gắn kết các lĩnh vực này lại với nhau để tạo ra các blockchain.
Cryptography – Mã hóa
Cryptography là một trong những khái niệm quan trọng nhất để hiểu về thời đại này. Hãy dành một vài giây suy nghĩ về cách Sức mạnh (Logic of Violence) quyết định cấu trúc xã hội chúng ta.
Một cách ngắn gọn, khi tài sản ngày càng được số hóa, chúng ta sẽ phải bảo đảm chúng được mã hóa để được giữ an toàn (hãy nghĩ về mức độ đáng giá của các loại dữ liệu và việc các công ty lớn nhất là nơi thu thập chúng).
Chúng ta có thể so sánh điều này với thời kỳ tài sản hữu hình. Nó cũng tương tự như việc các Lãnh chúa ở thời châu Âu Trung cổ đã phải nỗ lực để bảo vệ đất đai bằng cơ chế bảo vệ vật lý với một hiệp sĩ cưỡi ngựa thúc đẩy nông dân cày ruộng.
Đi vào sâu hơn nữa, hãy xem xét số liệu sau: Thuật toán mã hóa đằng sau bitcoin bảo vệ hơn 300.000.000.000 đô la (số liệu ngày 17/12/2017). Thuật toán mã hóa đơn này đang bảo vệ số tài sản có giá trị cao hơn cả số vàng ở Fort Knox (*). Xu hướng kỹ thuật số này sẽ tiếp tục vượt qua cách xã hội chúng ta bảo vệ những gì chúng ta xem là có giá trị.
(*)Fort Knox là kho lưu trữ vàng lớn nhất thế giới với 4.577 tấn vàng thỏi loại 12,4 kg/thỏi, tọa lạc bên cạnh căn cứ quân sự Fort Knox, bang Kentucky - Mỹ
Distributed computing – Điện toán phân tán
Khi bitcoin kết hợp các phương pháp mã hóa, Thiết kế cơ chế (Mechanism design) và Điện toán phân tán (Distributed computing) với nhau, chúng ta đã tạo ra mạng phân tán tin cậy (distributed trusted network) có giá trị đầu tiên trên toàn cầu với rất ít hoặc gần như không có quyền lực tập trung (centralization). Trước khi bitcoin tồn tại, minh họa tốt nhất cho một mạng lưới phân tán ngang hàng (P2P – Peer to peer network) toàn cầu là các trang web torrent. Dù hoạt động khá tốt nhưng torrent đã bỏ qua các ‘phần thưởng’, vốn là động lực khuyến khích người trong cộng đồng hoạt động tích cực. Mọi người có thể đăng bất kỳ nội dung gì mà họ muốn, bao gồm cả các phần mềm độc hại, mà không hề có bất kỳ ‘hình phạt’ nào. Cũng không có các ‘phần thưởng’ để khuyến khích các thành viên trong cộng đồng tình nguyện dùng máy tính của mình upload dữ liệu lên mạng.
Hiện nay, với các động lực kinh tế được xây dựng thành các blockchain, chúng ta đã có thể nhìn thấy các hệ thống Điện toán phân tán toàn diện. Chúng ta có thể thử nghiệm các vấn đề mới về Điện toán phân tán với quy mô gây ảnh hưởng trực tiếp tới cả thị trường. Các mô hình Proof of Stake (Bằng chứng cổ phần) mới, như Ethereum's Sharding, thực sự có tính thực nghiệm cao. Nhìn chung, Ethereum đang chống lại một số vấn đề khoa học máy tính khó giải quyết nổi tiếng.
Thật thú vị khi chúng ta vừa có cơ hội nghiên cứu các mạng P2P ở quy mô lớn như vậy, nhưng cũng vừa đối mặt với không ít nguy hiểm, tùy thuộc vào mức độ tin tưởng chúng ta đặt vào hệ thống tương đối mới này. Với thêm hàng tấn nghiên cứu về chủ đề khoa học máy tính này, chúng ta sẽ có khả năng tấn công nó trên quy mô toàn cầu.
Tóm lại, chúng ta sẽ cần nhiều kỹ sư Điện toán phân tán hơn nữa!
Mechanism design – Thiết kế cơ chế
"Nếu Khoa học máy tính và Lý thuyết trò chơi có một đứa con, nó sẽ được đặt tên là Mechanism design."
Mechanism design là một mảnh ghép thiết yếu của công nghệ blockchain. Crytography có thể một mình bảo vệ dữ liệu, nhưng cần phải có động lực để sở hữu số dữ liệu đó nhằm cho thấy chúng có giá trị (và để chứng minh rằng số dữ liệu đó không thể có giá gấp đôi). Distributed computing có thể kết nối mạng lưới máy tính để phân phối dữ liệu. Nhưng nếu có sự mất cân đối về động lực (của những người tham gia cộng đồng), nó sẽ làm cho mạng lưới trở nên kém hiệu quả và kém an toàn, giống như các trang web torrent. Mechanism design gắn kết các lĩnh vực này lại với nhau để tạo ra các blockchain. Công nghệ này liên tục phát triển, như chúng ta có thể thấy bằng cách nghiên cứu Bitcoin.
Ngay từ khi bắt đầu, bitcoin đã sở hữu một thiết kế đầy sáng tạo. Nhưng một phần lớn cơ chế của nó phát triển vượt bậc nhờ sự ra đời của máy đào coin ASIC (Application Specific Intergrated Circuit - một mạch tích hợp được thiết kế để phụ vụ riêng cho một mục đích nào đó cụ thể). Sự xuất hiện của các ‘thợ mỏ’ này giúp tập trung khả năng đào coin vào tay những người sở hữu vốn nhằm mua các máy ASIC và xây dựng các farm đào coin lớn. Khả năng đào coin bằng máy tính cá nhân biến mất và sự phân tán của bitcoin giảm dần. Satoshi có lẽ đã dành thời gian suy nghĩ rất nhiều nhằm ngăn chặn chuyện tương tự như vậy xảy ra. Nhưng mạng phân tán toàn cầu (global distributed network) luôn mở để liên tục phát triển attack vector. Đó là bản chất của Mechanism design khi bảo vệ các tài sản số hóa.
Liên tục thử nghiệm và xây dựng các blockchain sẽ tạo ra các thuật toán mạnh mẽ và an toàn hơn, giúp con người tham gia vào một mạng toàn cầu đáng tin cậy.
So sánh các mạng blockchain với cơ chế sinh học của chúng ta có thể giúp giải thích việc các bước lặp thuật toán nhỏ theo thời gian sẽ cải thiện Bitcoin, Ethereum và các blockchains khác như thế nào.
Các cơ chế sinh học phản hồi mà cơ thể chúng ta tuân thủ hiện nay đến từ hàng tỷ năm tự sao chép của sự sống trên trái đất, cải thiện từng chút một qua mỗi lần sao chép. Chúng ta kế thừa những cải tiến này thông qua việc di truyền lại DNA – những mã di truyền tự điều chỉnh chính nó với tốc độ cực kỳ chậm nhưng mạnh mẽ, thông qua sự phân bố của con người (distributed network of human) trên toàn cầu.
Quan sát thông qua lăng kính sinh học cho chúng ta một góc nhìn thú vị. Càng nghiên cứu Mechanism design, bạn càng có thể thiết kế các hệ thống blockchain hoạt động năng suất và hiệu quả.
Theo Medium
--
Phần 1: Có nên học blockchain theo xu hướng?
Phần 3: Nguồn học các lĩnh vực nền tảng của Blockchain cho người mới bắt đầu
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề: Blockchain là cái quái gì vậy? và Tản mạn về Ethereum Classic